Phong cách nội thất công nghiệp (Industrial) – Thô mộc hay tinh tế?
Khi bạn nghĩ về phong cách nội thất công nghiệp (Industrial), bạn sẽ nghĩ đến sự thô mộc, sắc sảo, hình khối và đường nét. Bạn có thể sẽ dễ dàng liên tưởng đến phong cách công nghiệp trong một khu thương mại ngoài trời, hoặc một nhà hàng kết cấu thép nào đó bạn đã từng gặp. Nhưng sự thực phong cách này có thể tùy biến trong chính không gian nội thất nhỏ của bạn!
Khi bạn nghĩ về phong cách nội thất công nghiệp (Industrial), bạn sẽ nghĩ đến sự thô mộc, sắc sảo, hình khối và đường nét. Bạn có thể sẽ dễ dàng liên tưởng đến phong cách công nghiệp trong một khu thương mại ngoài trời, hoặc một nhà hàng kết cấu thép nào đó bạn đã từng gặp. Nhưng sự thực phong cách này có thể tùy biến trong chính không gian nội thất nhỏ của bạn! Vật liệu công nghiệp là sự tôn vinh vật liệu hữu dụng tạo nên một ngôi nhà. Và có một điều thú vị là, phong cách nội thất công nghiệp cũng có thể dễ dàng tùy biến với bất cứ phong cách nội thất nào khác như: phong cách nội thất hiện đại Korean Style, hay một Scandinavian tinh tế mộc mạc.
Dưới ánh sáng của các phong cách thiết kế hiện đại, các kiến trúc sư nội thất hiện đang có xu hướng pha trộn và kết hợp các kỹ thuật mới giữa các phong cách với nhau một cách linh hoạt nhất. Và phong cách nội thất công nghiệp (Industrial) là một trong những sự lựa chọn của cá tính, mạnh mẽ.
Những đặc trưng của phong cách nội thất công nghiệp (Industrial)
Đó là sự tự hào để lộ những hệ thống kỹ thuật mà nhiều người thường muốn giấu đi. Đó là sự vận dụng một cách khéo léo những đồ vật thô ráp để tạo nên một căn nhà tinh tế. Đó là sự lựa chọn những đồ đạc cũ vừa đáp ứng được rất tốt công năng vừa đầy tính nghệ thuật. Đó chính là Phong cách Thiết kế Công Nghiệp (Industrial Design Style).
Xu hướng Phong cách Công nghiệp thường được sử dụng ở trong các căn hộ chung cư, các căn nhà hiện đại, và các không gian thương mại trên toàn cầu. Thiết kế thường có tông màu trung tính, dùng những đồ vật rất thiết thực, và có bề mặt gỗ, kim loại. Sau đây là một số nét đặc trưng của Phong cách Công Nghiệp:
Industrial tôn vinh đường nét của vật liệu thiết kế
Nếu bạn chọn phong cách thiết kế công nghiệp, thì bạn sẽ không ngại để lộ các vật liệu. Phong cách này có xu hướng để lộ những chi tiết vật liệu hơn là tìm cách để ẩn đi trong một lớp vật liệu che phủ khác.
Đó chính là khung xương của tòa nhà, dầm thép hoặc gỗ hoặc thậm chí là những bức tường chưa hoàn thiện, tất cả đều đóng vai trò như một tác phẩm nghệ thuật trong không gian của bạn.
Bạn có thể sử dụng các kim loại như thép không gỉ, sắt, nhôm và đồng. Các vật liệu khác bao gồm kính, bê tông và gạch Gỗ chưa hoàn thiện hoặc khai thác. Trong nội thất, da và vải lanh sẽ được chú ý.
Bảng màu trung tính trong phong cách nội thất công nghiệp
Trong phong cách công nghiệp, như phong cách đương đại, luôn có xu hướng sử dụng màu sắc trung tính. Chủ yếu đó là các màu xám, nâu, đen và trắng. Nếu bạn muốn tạo sự táo bạo trong những không gian nhất định, thì màu đỏ gạch, cam cháy và xanh lá cây đậm sẽ là lựa chọn tốt. Điều lưu ý là cần vận dụng khéo léo các hiệu ứng về màu sắc để tạo nên điểm nhất cho không gian.
Thiết kế sánh sáng và phong cách nội thất công nghiệp
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong trang trí phong cách công nghiệp, gam màu sử dụng chính cho không gian và đồ nội thất của phong cách này là tông màu trầm và sậm vì vậy ánh sáng là vô cùng quan trọng nếu thiếu ánh sáng căn phòng sẽ trở nên rất tối.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bóng đèn chiếu sáng là một đặc điểm dễ nhận ra của phong cách nội thất Industrial. Thiết kế cửa sổ rộng để tận dụng nguồn sáng tự nhiên và tốt cho sức khỏe cũng là một trong những điểm được mọi người quan tâm.
Cách bố trí không gian khi thiết kế nội thất phong cách công nghiệp Industrial
Vẻ đẹp của việc thêm các yếu tố công nghiệp vào ngôi nhà của bạn là khả năng pha trộn và kết hợp phong cách đương đại hiện tại của bạn với các chi tiết kiến trúc lấy cảm hứng khác. Không gian bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm thành công đó là nhà bếp. Các thiết bị nhà bếp hiện đại hoàn toàn được bố trí trong không gian công nghiệp khỏe khoắn. Đèn chiếu sáng tạo ra giao diện của một không gian hoàn toàn ” công nghiệp” và nhờ đó, nhà bếp của bạn sẽ lột xác ngay lập tức.
Bên cạnh đó, một trong những lý do giúp phong cách thiết kế nội thất Industrial nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay là do tính độc đáo, thiết kế tưởng như đơn giản nhưng đầy ngụ ý . Phong cách thiết kế này đòi hỏi phải dành một khoảng diện tích lớn cho sàn nhà và ít đồ nội thất cho căn phòng.
Không những thế, vì màu sắc của phong cách công nghiệp là những màu tối sẫm và các đồ đạc cũng như các mảng miếng rất mạnh mẽ nên bạn chỉ cần làm nổi bật lên một số vật trang trí của căn hộ là được.
Lựa chọn đồ nội thất phù hợp khi thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp
Đồ nội thất kiểu dáng công nghiệp chủ yếu có quy mô lớn, kiểu dáng thấp, đường nét khỏe khoắn, rõ ràng. Quan trọng nhất là không có bất kỳ khuôn mẫu nào cho phong cách nội thất công nghiệp cả. Cũng giống như phong cách hiện đại , tính trọng vật chất cũng được thể hiện ở đồ nội thất.
Những đường ống lộ thiên cũng có thể là một lựa chọn lý tưởng cho những không gian toàn màu trắng, vì màu trắng của tường và trần tương phản rất cao với các đường ống kim loại, xem hình minh họa.
Những kiến trúc sư khéo léo còn có thể biến những ống nước thành các đồ đạc nội thất rất bắt mắt và hữu dụng. VD như Giá đỡ Hải quân bằng Niken bong được chế tác từ các ống thép mạ Nikel cũ và giá đỡ gỗ.
Bề mặt Gỗ và Kim loại
Bề mặt gỗ và kim loại rất hay được sử dụng ở trong Nội thất phong cách Công Nghiệp. Rõ ràng tông màu đất (đỏ, nâu trầm) và tông màu trung tính là những lựa chọn phổ biến cho những không gian này. Bạn có thể thấy một hình ảnh minh họa rất nhiều Kim loại được sử dụng trên trần, thang, và cửa sổ, cũng như nhiều tấm gỗ treo trên trần.
Điểm nhấn trong thiết kế nội thất phong cách công nghiệp
Điểm nhấn được tạo ra từ sự đối lập và sáng tạo, bạn có thể linh hoạt lựa chọn các vật dụng trang trí. Đối với thảm trải sàn, nếu bạn lựa chọn màu tối thì có thể trang trí các vật dụng có màu sắc tươi sáng một chút. Còn bàn ghế và sofa thường sẽ được sử dụng màu sắc trung tính nên rất dễ chọn lựa các vật dụng giúp làm nổi bật không gian sống.
Lời kết
Cùng với những đặc trưng trên, có thể nói phong cách nội thất công nghiệp chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó, nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Hy vọng những thông tin về phong cách Industrial do TOPdesign cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thiết kế nội thất phù hợp. Nếu bạn có thắc mắc hay cần được hỗ trợ thì hãy liên hệ với TOPdesign để được tư vấn một cách nhanh chóng.