Thiết kế phòng làm việc - Tiêu chí thiết kế nội thất văn phòng

Thiết kế phòng làm việc – Tiêu chí thiết kế nội thất văn phòng

Trong phần lớn thời gian của cuộc đời mỗi con người chúng ta sẽ trải qua những công việc khác nhau. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc chính là không gian và các phuong án thiết kế phòng làm việc tại văn phòng. Vậy thế nào là một thiết kế phòng làm việc đẹp? Cách thiết kế cụ thể với từng khu vực như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để giải đáp chi tiết nội dung trên.

1. Các tiêu chí đánh giá thiết kế phòng làm việc đẹp

Một  phòng làm việc được đánh giá là đẹp khi thỏa mãn hai tiêu chí thiết kế nội thất chính dưới đây: Tính thẩm mỹ và công năng của thiết kế, bố cục.

1.1. Về tính thẩm mỹ

Thẩm mỹ được đánh giá là yếu tố quan trọng khi nói về một sản phẩm nhất là trong lĩnh vực thiết kế nội thất nói chung và thiết kế phòng làm việc nói riêng. Một không gian làm việc càng khoa học, thiết kế đẹp mắt, hấp dẫn và phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, phấn khởi, sáng tạo và đạt hiệu suất cao trong công việc.

Thiết kế phòng làm việc đẹp tại văn phòng

Tuy nhiên, việc thiết kế phải đảm bảo sự hài hòa, cân đối, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều đồ nội thất với màu sắc lòe loẹt gây cảm giác lộn xộn. Để giúp văn phòng bớt đơn điệu, nhàm chán; bạn có thể sử dụng thêm cây xanh, tranh nghệ thuật… để giúp không gian luôn ngập tràn sự tươi mới.

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu để góp phần tạo nên một không gian hoàn hảo. Cần có sự phối hợp cân đối thu hút ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo như hệ thống đèn chiếu sáng,..

1.2. Về công năng sử dụng

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, văn phòng làm việc cũng cần lưu ý đến yếu tố phân chia diện tích, thiết kế các phòng ban khoa học; đảm bảo không gian đi lại thuận tiện. Bởi mục đích cuối cùng của thiết kế là tạo ra sản phẩm có thể sử dụng hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu làm việc của mọi người.

Thiết kế phòng làm việc đẹp

Thông thường, khu vực tiếp khách thường được bố trí ở khu vực cửa kính; phảng phất hơi thở ấm cúng, sang trọng. Trong khi đó, khu vực làm việc của nhân viên thường thiết kế nội thất văn phòng modul để tối ưu không gian; tạo sự thuận lợi trong quá trình trao đổi công việc. Còn phòng giám đốc thường đặt ở vị trí dễ dàng di chuyển đến các phòng ban khác.

1.3. Về bố cục

Nên tách riêng với đồ nội thất vừa đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng; vừa thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế sau này. Các khu làm việc hỗ trợ cần được bố trí hợp lý, khoa học. Quan trọng nhất là cần thống nhất với bức tranh kiến trúc tổng thể của không gian làm việc.

Xem thêm: Bố trí nội thất văn phòng

thiết kế nội thất văn phòng - phòng làm việc

2. Thiết kế phòng làm việc như thế nào là chuẩn?

Không có một tiêu chuẩn cụ thể cho thiết kế phòng làm việc. Bởi tùy từng môi trường làm việc khác nhau các nhà thiết kế sẽ có cách sáng tạo riêng. Dưới đây là một số cách bố trí theo từng khu vực mà bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: mẫu văn phòng đẹp

2.1. Về các đồ nội thất cơ bản

Ở bất kỳ phòng làm việc nào cũng đều có hầu hết các món đồ nội thất cơ bản sau:

  • Thứ nhất, bàn làm việc:

Thông thường, chiều cao bàn chuẩn đối với văn phòng không sử dụng máy tính để bàn là 1.52* 0.76*0.75. Còn đối với bàn làm việc sử dụng máy tính để bàn thì chiều dài, rộng, cao là 1.82*091*0.75*. Chiều rộng không gian dưới bàn làm việc lý tưởng nhất là từ 520mm trở lên, chiều cao dưới bàn làm việc lý tưởng nhất là từ 580mm trở lên.

  • thiết kế phòng làm việc
  • Thứ hai, tủ tài liệu:

Với không gian làm việc hạn chế diện tích thì nên chọn loại tủ thiên về chiều cao, hộc tủ rộng. Còn đối với không gian làm việc rộng rãi, bạn nên ưu tiên chọn những chiếc tủ to cả bề ngang lẫn bề dài.

  • Thứ ba, ghế văn phòng:

Việc lựa chọn ghế văn phòng tùy vào từng mục đích sử dụng. Ví dụ đối với ghế giám đốc thường là ghế bọc da cao cấp. Còn ghế nhân viên sẽ bọc nỉ, bọc vải để tạo sự thoải mái.

2.2. Về phân khu làm việc

  • Không gian phòng họp

Đây là khu vực luôn có trong mỗi doanh nghiệp, công ty. Không gian này thường được bố trí khép kín, tách biệt với các không gian khác. Để cuộc học được yên tĩnh, suôn sẻ, hiệu quả cần trang bị nội thất đầy đủ, tiện nghi đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

  • TOPDESIGN_Office Interior Design_9 Hang Khoai_vp6ss
  • Phòng giám đốc

Tùy vào sở thích, nhu cầu, diện tích mặt bằng mà phòng giám đốc sẽ được thiết kế theo kiểu kín hoặc không kín. Diện tích văn phòng giám đốc chuẩn chỉnh thường là 10m2 – 18.5m2.

  • Phòng làm việc nhân viên: 

Tùy thuộc vào số lượng nhân viên và tính chất công việc của họ. Ví dụ, đối với nhân viên ở vị trí cố định như hành chính, nhân viên văn phòng thì diện tích văn phòng hợp lý là 4.5m2. Còn đối với nhân viên thường xuyên đi khảo sát thị trường thì có thể phân chia văn phòng cho họ khoảng 1.4m2/người để tránh ảnh hưởng tới công việc của mọi người xung quanh.

  • Khu làm việc hỗ trợ

Các khu làm việc hỗ trợ như phòng tiếp khách, nhà kho, khu giải trí…cần được bố trí hợp lý, thuận tiện. Điều này vừa tạo ra môi trường thoải mái, chuyên nghiệp; cũng như giúp nhân viên dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Khu vực này thường được thiết kế theo không gian mở; để khuyến khích sự kết nối, chia sẻ giữa các khu vực.

  • Khu vực làm việc tạm thời

Hiện nay, bạn sẽ thấy nhiều người có thói quen có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu. Do vậy, văn phòng làm việc nên thiết kế thêm khu vực làm việc tạm. Khu vực này thường được đặt ở không gian yên tĩnh, được trang bị thêm một số đồ nội thất cơ bản để phục vụ cho công việc trong thời gian ngắn.

  • Khu vực làm việc yên tĩnh

Không gian làm việc này rất phù hợp với những công việc rất phù hợp đòi hỏi sự tập trung cao độ. Thông thường, các công việc ở văn phòng không đơn giản chỉ là ngồi trên máy tính làm việc mà còn gắn liền với các hoạt động thể chất, tri óc khác nhau. Do vậy, tùy vào tính chất công việc, văn hóa của từng doanh nghiệp để bạn tính toán chính xác số diện tích văn phòng cần thiết kế.

2.3. Thiết kế phòng làm việc mất bao nhiêu lâu?

Mất bao nhiêu lâu để hoàn thiện một thiết kế phòng làm việc là vấn đề mà mọi người đều quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng tới kế hoạch làm việc của cả một tổ chức, doanh nghiệp.

Thời gian để hoàn thành thiết kế này sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như: Thiết kế tổng thể hay chỉ thiết kế một bộ phận; gồm bao nhiêu phòng; mỗi phòng diện tích như thế nào; mục đích sử dụng để làm gì; số lượng nhân viên bao nhiêu; tính chất công việc của họ ra sao; yêu cầu của doanh nghiệp như thế nào; chi phí tài chính ra sao; sử dụng dịch vụ thiết kế nhanh hay thiết kế thường; trọn gói hay không;…..

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế thi công nội thất văn phòng

TOPDESIGN_Office Interior Design_9 Hang Khoai_vp5ss

2.4. Thiết kế phòng làm việc nên sử dụng chất liệu nào?

Hệ thống bàn ghế làm việc của từng phòng nên được làm bằng chất liệu có chất lượng cao như gỗ tự nhiên hay các loại gỗ công nghiệp hiện đại. Một chất liệu nội thất tốt không chỉ đem đến cảm giác thoải mái khi làm việc mà còn đảm bảo sức khỏe của mọi người, từ đó nâng cao hiệu quả trong công việc.

Trên thị trường hiện nay đang thịnh hành các loại gỗ như gỗ lim, gỗ hương, gỗ sồi,…. Các loại gỗ công nghiệp như MDF.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về cách thiết kế phòng làm việc để quý bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế văn phòng trở nên rộng rãi hơn, đẹp mắt hơn và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên thì hãy liên hệ với TOPDESIGN để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

Click để nhận báo giá dịch vụ thiết kế và thi công nội thất ...