Thiết kế nhà phố – Đề xuất giải pháp án khắc phục nhược điểm nhà phố
Nhà phố thường để lại ấn tượng cho mọi người đó là hẹp ngang, sâu về sau, ồn ào bụi bặm, chỉ 1 mặt hướng sáng, còn 3 mặt tiếp giáp các căn hộ liền kề xung quanh. Vậy đâu là cách để giải quyết các nhược điểm này. Hãy cùng TOPDESIGN tìm hiều các giải pháp thiết kế nhà phố thông minh nhé.
1 – Nhà phố – Ưu nhược điểm
Ông bà xưa có câu “An cư lạc nghiệp”. Do đó việc lựa chọn và xây dựng một ngôi nhà gắn bó lâu dài với mình là vô cùng quan trọng. Sau đây TOPDESIGN sẽ cung cấp đến quý khách hàng thông tin về ưu nhược điểm của nhà phố mà TOPDESIGN đã phân tích dựa trên kinh nghiệm trong nhiều năm làm nghề.
1.1 – Ưu điểm của nhà phố
– Đầu tiên, nhà phố là một căn nhà độc lập hoàn toàn với các nhà căn xung quanh, không chịu bất kì sự chi phối của ban quản lí tòa nhà hay chủ đầu tư dự án. Các hoạt động sữa chữa, nâng cấp, cơi nới có thể chủ động miễn là phù hợp với quy định về nhà ở của Chính quyền mà không cần xin phép các đơn vị đã nêu ở trên.
– Giúp tiết kiệm một số chi phí như gửi xe, dịch vụ thang máy, vệ sinh, bảo trì tòa nhà, ánh sáng hành lang chung…so với loại hình căn hộ chung cư.
– Đối với những ngôi nhà phố nằm ở mặt đường, khu dân cư đông đúc, các gia chủ có thể sử dụng để cho thuê cửa hàng hoặc kinh doanh buôn bán đem lại thu nhập cho mình.
– Và một ưu điểm quan trọng là nhà phố có tính riêng tư hơn khi bên trên hay bên dưới đều là nhà của bạn.
Hình ảnh minh họa: Nhà phố khu ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm – Thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN
1.2 – Nhược điểm của nhà phố
Cái gì cũng có hai mặt, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cũng luôn có những nhược điểm. Vậy hãy xem đó là gì, có đáng để chúng ta lưu ý không?
– Hạn chế diện tích mặt sàn chính là nhược điểm đầu tiên của nhà phố. Nhà phố hay nhà ống sở hữu mặt tiền hẹp, chiều dài vừa phải, diện tích không lớn. Chính vì diện tích hạn chế nên chúng được xây sát nhau. Chỉ có 1 mặt tiếp giáp với đường giao thông, 3 mặt còn lại thường đều là nhà bao quanh, khá bí bách.
– Tiếng ồn là vấn đề tiếp theo đối với những căn nhà phố mặt đường sầm uất khi liên tục có xe cộ di chuyển tiếng máy, tiếng còi xe và tiếng hoạt động giao thương buôn bán.
– Vấn đề an ninh còn hạn chế. Phải chủ động lắp đặt các thiết bị an ninh để bảo vệ gia đình. Khác với chung cư có bảo vệ và thẻ ra vào ở chân tòa nhà.
– Thiếu ánh sáng tự nhiên là điều thường gặp của những căn nhà phố xây dựng theo lối kiến trúc cũ.
– Không khí lưu thông kém, nhà thường bí.
Vậy để khắc phục những nhược điểm này như thế nào hãy theo dõi những phần tiếp theo cùng TOPDESIGN.
Hình ảnh minh họa: Nhà phố anh Dương hàng Khoai – Thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN
2- Thiết kế nhà phố – Giải pháp khắc phục nhược điểm bí bách, thiếu thoáng sáng bằng giếng trời
Để mang lại sinh khí cho ngôi nhà phố thì các Kiến trúc sư thường bố trí sân trong hoặc giếng trời để đưa ánh sáng, không khí thiên nhiên vào nhà. Nó giúp cải thiện không gian sống thêm sinh động và đón nhận nhiều nguồn năng lượng tốt cho gia chủ.
Tuy nhiên làm thế nào để việc bố trí giếng trời khoa học và hợp lý với ngôi nhà cũng cần có quy tắc của nó để gia đình nhận được nhiều tài lộc và sức khỏe. Nếu thiết kế sai quy tắc có thể dẫn đến hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia chủ.
Mời quý bạn đọc tham khảo thêm: Xây dựng nhà ở trọn gói
2.1 – Đặc điểm của giếng trời trong thiết kế nhà phố
Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, thiết kế này có thể có hoặc không trong một ngôi nhà.
Cấu tạo của giếng trời gồm 3 bộ phận hợp lý kiến trúc:
+ Đáy giếng: ở tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ… thường kết hợp với không gian tiếp khách, làm phòng ăn.
+ Thân giếng: chiếu sáng cho các tầng bên trên.
+ Phần đỉnh giếng: để lấy sáng và thông gió, có mái kính và hệ khung mái trang trí kiêm bảo vệ.
2.2 – Những tác dụng của giếng trời trong thiết kế nhà phố
– Lấy ánh sáng và gió tự nhiên là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời, giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn, ngôi nhà thoáng mát hơn.
– Trong những ngôi nhà ống có 3 mặt tiền giáp các nhà khác thì việc mang lại sức sống, ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong rất cần thiết. Sân trong, giếng trời là những giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm tạo ra những khoảng không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.
– Tiết kiệm điện năng, khi có ánh sáng tự nhiên và thoáng gió thì sẽ giúp căn hộ không cần sử dụng quá nhiều đèn điện cũng hệ thống điều hòa không khí.
3- Thiết kế nhà phố – Giải pháp khắc phục nhược điểm thiếu sáng, thoáng bằng cầu thang bay
Cầu thang bay là loại cầu thang xương cá có cấu tạo đôc đáo: chỉ có một đầu đươc cố định vào bên tường và một bên tự do. Kiểu cầu thang này đại diện cho những căn nhà với thiết kế hiện đại, để lại ấn tượng cho không gian nội thất. Bậc thang bay có thể được làm bằng sắt U, U chế, hộp vuông và được bọc bằng bậc gỗ lim Nam Phi dày 2cm. Phần lan can tay vịn đa dạng có thể là dây cáp hoặc kính…
Khi quan sát cầu thang bay có kết cấu đơn giản, tuy nhiên, loại cầu thang này thi công khá phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có kĩ thuật rất tốt.
Khách hàng tham khảo: Phong cách thiết kế nội thất nhà phố đẹp ấn tượng
3.1 – Các loại cầu thang bay trong thiết kế nhà phố
Loại 1: Cầu thang bay bậc được làm bằng sắt U. Ở đây phần kết cấu sắt được làm bằng sắt U (có thể là U chế hoặc cũng có thể là U đúc).
Loại 2: Kết cấu nâng bậc được làm bằng sắt hộp hoặc sắt U chế theo dạng hộp.
Loại 3: Kết cấu nâng bậc được làm bằng hộp dẹt chia ô.
3.2 – Vai trò của cầu thang bay
– Cầu thang bay làm cho ngôi nhà trở nên sáng và thoáng hơn khi các bậc thang mở, không tạo cảm giác nặng nề. Đối với loại cầu thang này khi thiết kế và thi công gia chủ có thể kết hợp với làm bóng đèn âm bậc làm cho bộ cầu thang trở nên hiện đại và cao cấp hơn.
– Gia tăng sự tinh tế, sang trọng cho không gian. Không có phần dầm làm giới hạn tầm nhìn, đã tạo sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật.
– Ánh sáng từ giếng trời sẽ không bị lấp khi lắp cầu thang bay.
4 – Thiết kế nhà phố – Giải pháp khắc phục nhược điểm thiếu sáng, thoáng bằng vật liệu kính
Vật liệu kính không còn xa lạ với bất cứ gia đình nào. Với những tính năng ưu việt về độ an toàn, tính thẩm mỹ, giá thành hợp lý và đa dạng về chủng loại, vật liệu kính được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất và ngoại thất.
Khách hàng tham khảo: Vật liệu nội thất an toàn cho sức khỏe
4.1 – Vai trò của kính trong thiết kế nhà phố
Ưu điểm lớn nhất của vật liệu kính so với các loại vật liệu công nghiệp khác đó chính là khả năng cho ánh sáng đi qua mà vẫn đảm bảo giữ lại gió, bụi,… Cùng với đó, kính cũng có bề mặt phẳng, tiện lợi cho việc lau chùi, vệ sinh.
Đối với những nhà phố với diện tích hẹp 1 mặt sáng, bên cạnh giếng trời các KTS cũng khuyên gia chủ nên thiết kế những cửa số lớn bằng kính để lấy ánh sáng từ mặt trước cho các căn phòng và có thể ngắm nhìn đường phố một cách dễ dàng.
- Kính làm cửa: Cửa sổ, cửa đi.
- Kính làm vách ngăn: Ngăn không gian lớn, khu tắm nhà vệ sinh (cabin tắm đứng).
- Kính làm mái: Sân thượng, phòng công cộng, mái sảnh, mái tum, mái giếng trời…
- Kính làm các đồ gia dụng, nội thất: Mặt bàn, giá kệ, bàn nước,…
Hình ảnh minh họa: Nhà phố anh Dương hàng Khoai – Thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN
4.2 – Giới thiệu một số loại kính
- Kính cường lực
- Kính dán an toàn
- Kính phản quang
- Kính màu cường lực
- Kính hộp xây dựng
- Kính bảo ôn
- Kính cản nhiệt (LOW-E)
Khách hàng tham khảo: Nhà phố Ngoại Giao Đoàn – Thôn Lộc
5 – Thiết kế nhà phố – Giải pháp khắc phục nhược điểm tiếng ồn từ xung quanh
5.1 – Cách âm mặt tiền bằng giải pháp tạo lớp cây xanh, hàng rào
5.2 – Cách âm cho tường nhà
Cách âm cho tường là vấn đề quan trọng nhất bởi tường bao quanh ngôi nhà, chiếm diện tích lớn. Để đạt được độ cách âm tốt nhất bạn nên áp dụng một số tiêu chí như sau:
- Chọn loại gạch có lỗ.
- Độ dày tường từ 220 cm trở lên.
- Để tăng hiệu quả cách âm có thể làm thêm vách thạch cao cách âm bên trong chèn thêm các vật liệu như bông, thủy tinh, mút…
Hình ảnh minh họa: Nhân viên kĩ thuật của TOPDESIGN thi công tường
5.3 – Cách âm cho trần nhà
Đừng chủ quan bỏ qua việc cách âm cho trần nhà vì tiếng ồn xung quanh có thể lọt qua trần. Hiện nay trần thạch cao là giải pháp đơn giản, tiết kiệm để cách ồn tốt nhất. Hãy lựa chọn những đơn vị thi công uy tín để có được chất lượng trần tốt.
Hình ảnh minh họa: Nhân viên kĩ thuật của TOPdesign thi công trần thạch cao
5.4 – Cách âm cho cửa ra vào, cửa thông phòng, cửa sổ
Cửa ra vào và cửa sổ là một trong những vị trí quan trọng nhất cần làm cách âm. Lựa chọn cửa có mặt kính dày mang lại hiệu quả cách âm tối ưu. Các loại cửa nhôm kính đảm bảo độ khít hay các loại của kính hộp với 3 lớp kính chạy song song ngăn cản mọi tiếng ồn bên ngoài lọt vào ngôi nhà của bạn.
—————————————————————————————————————————————————————
Thông tin liên hệ TOPDESIGN:
Để có được những thiết kế nhà phố thông minh và độc đáo, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với TOPDESIGN để nhận được những tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
VPCT: Số 30, BT4-3 KĐT Vinaconex 3 – Trung Văn, đường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Xưởng nội thất TOPhome : Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
Google Map: https://topdesign-interior.business.site/
Pinterest: https://www.pinterest.com/noithattopdesign/
Với ưu điểm có xưởng sản xuất riêng TOPdesign tự tin cung cấp đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất, nguồn gốc rõ ràng.