Các bước thi công nhà phố, nhà lô phố | TOPDESIGN

Các bước thi công nhà phố, nhà lô phố | TOPDESIGN

Sau bước chọn lựa đơn vị thiết kế kiến trúc là bước tìm kiếm đơn vị thi công xây dựng công trình nhà ở. Với loại hình nhà phố cũng vậy, đơn vị thi công nhà phố chính là người sẽ đồng hành cùng quý gia chủ trên hành trình xây dựng và kiến tạo không gian sống, ngôi nhà phố mơ ước đầy đủ tiện nghi và thẩm mỹ nhất. Vậy quy trình thi công nhà phố như thế nào là đạt chuẩn? Làm thế nào để phân biệt sự uy tín và chuyên nghiệp trong quá trình lựa chọn đơn vị thi công nhà phố chất lượng uy tín? Đó là lí do TOPDESIGN chúng tôi cung cấp cho các quý gia chủ quy trình thi công nhà phố sau đây. Mời các quý gia chủ tham khảo!

1 – Thi công nhà phố – Nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thiết kế

Thi công là giai đoạn tiếp theo của quá trình thiết kế, biến những hình vẽ trên giấy thành sản phẩm thực tế. Nghiên cứu bản thiết kế có vai trò rất quan trọng bởi vì nếu đội ngũ kỹ sư thi công không hiểu được hết nội dung mà KTS muốn truyền đạt sẽ dẫn đến ngôi nhà thành phẩm sẽ không đúng ý khách hàng hoặc thời gian thi công bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân phát sinh. Vấn đề này đặc biệt hay gặp khi gia chủ thuê hai đơn vị thiết kế và thi công riêng biệt. Do đó nên lựa chọn những gói thiết kế và thi công trọn gói để ngôi nhà của mình hoàn hảo nhất.

Quá trình nghiên cứu bản thiết kế đơn vị thi công sẽ cùng ngồi xuống phân tích bản vẽ, tính toán về thời gian, nhân công và nguyên vật liệu cụ thể cho từng giai đoạn, đề xuất các phương án điều chỉnh, cải tiến nếu có. Kỹ sư xây dựng cũng trao đổi với KTS (đối với thi công trọn gói) để nắm rõ các ý đồ thiết kế giúp việc thi công được thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm thiểu những sai sót trong quá trình làm việc.

Thi công nhà phố

Hình ảnh minh họa: Bản vẽ thiết kế nhà phố Anh Huấn Chị Hường – TOPDESIGN

Thi công nhà phố TOPdesignHình ảnh minh họa: Bản vẽ thiết kế tầng 2 nhà phố Anh Huấn Chị Hường – TOPDESIGN

2 – Thi công nhà phố – Khảo sát hiện trạng

Các kỹ sư cần khảo sát địa hình, địa chất công trình xem vị trí nếu tiến hành thi công sẽ ảnh hưởng đến những hộ gia đình xung quanh như thế nào để nhanh chóng đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý và tối ưu nhất. Qua đó sẽ đưa ra được các biện pháp gia cố nền móng, bảo vệ các nhà xung quanh tránh bị lún nứt, các biện pháp bao che bảo vệ tránh rơi vãi vật tư vật liệu.

Tiến hành các thủ tục xin cấp điện, cấp nước tạm để thi công nếu là xây dựng trên khu đất mới. Đặc biệt cả gia chủ lẫn đơn vị thi công cần để ý quan hệ hữu hảo với các nhà lân cận xung quanh, tránh các xung đột rất dễ phát sinh trong quá trình xây dựng. Chụp ảnh hiện trạng nội ngoại thất các công trình xung quanh để lưu giữ bằng chứng, có cơ sở để giải quyết nếu những công trình lân cận khiếu nại việc nứt tường, móng, …

Nếu vị trí thi công có công trình cũ sẽ tiến hành dỡ bỏ công trình cũ để chuẩn bị mặt bằng cho thi công. Còn đối với đất trống thì cho tập kết máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Tùy vào điều kiện không gian để quyết định về số lượng vật tư tập kết, đối với những ngôi nhà nhỏ thì nên chia ra nhiều đợt cung ứng vật tư để đảm bảo đủ không gian chứa vật tư và quá trình thi công được thuận tiện.

Nếu vị trí nhà phố ở mặt đường lớn ô tô chở vật liệu đến tận chân công trình thì rất thuận lợi. Nhưng nếu nhà ở trong ngõ hẻm thì gia chủ cần lưu ý tới độ rộng của ngõ xem loại xe nào có thể vận chuyển vật tư vật liệu tối ưu nhất. Thường chi phí vận chuyển vào trong ngõ nhỏ sẽ khá cao do phải vận chuyển vật tư vật liệu bằng nhiều chuyến xe nhỏ kém hiệu quả.

3 – Thi công nhà phố – Thi công móng

Nhà liền kề, nhà ống, nhà phố, là loại công trình kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy mà việc thi công móng nhà phố cũng có những yếu tố rất đặc thù. Móng là hạng mục quan trọng trong quá trình triển khai thi công xây dựng nhà phố. Móng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận, do vậy cần lên phương án kỹ lưỡng để hạn chế tối đa những sự cố trong quá trình thi công.

Xu hướng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng. Nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch.

Tùy theo kết cấu nhà ở và khả năng chịu tải mà các đơn vị thiết kế nhà phố sẽ đưa ra các phương án tính lực và bố trí kết cấu móng khác nhau. Tuy nhiên, đơn vị thi công xây dựng nhà phố cần có những nghiên cứu và phản hồi về tính khó dễ thi công cũng như theo những kinh nghiệm thực tế để kịp thời tư vấn cho gia chủ những phương án thi công hợp lý nhất. Việc thi công móng nhà phố cần được giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.

Thi công nhà phố

Hình ảnh minh họa: Kết cấu móng cơ bản – Móng độc lập tại vị trí biên

4 – Thi công nhà phố – Xây dựng phần thô

Thi công phần thô là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công, độ bền của kết cấu công trình, được quy định trực tiếp trong bản vẽ thiết kế. Các kỹ sư có trách nhiệm giám sát thi công đúng với bản vẽ đã được kiến trúc sư và gia chủ thông qua trước đó.

4.1 – Thi công phần thân nhà lô phố

Ở giai đoạn này nhà thầu sẽ tiến hành các công việc cụ thể như xác định mốc chuẩn thi công xây dựng, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông,… Quá trình thi công được thực hiện từ tầng 1, 2, 3, … cho đến mái của ngôi nhà với các công việc như: thi công cột bê tông cốt thép tầng trệt, thi công sàn bê tông tầng trệt, xây tường, xây cầu thang.

  • Yêu cầu kỹ thuật xây dựng trụ liền tường: Trụ xây đẹp phải đúng vị trí, đúng hình dáng kích thước, thẳng đứng, no mạch, các mạch đứng của hàng liền kề không trùng nhau, chiều dày mạch vữa từ 8 ÷ 12 mm không được động mạnh đến hàng gạch mới xây.
  • Đối với tường xây 1 lớp, thì khi xây không quá 1,5m bắt buộc phải có lớp giằng tường dày 8-10 cm để đảm bảo độ mãnh tường không quá lớn và chắc chắn hơn.
  • Đối với xây tường góc, thì việc câu gạch là hết sức cần thiết để đảm bảo sau khi tô tường ít bị nứt ở các vị trí này.

Thi công nhà phố - phần thô

Hình ảnh minh họa: Thi công nhà phố khu ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm –  TOPDESIGN

4.2 – Thi công mái nhà lô phố

Cấu trúc của ngôi nhà bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung, và phần mái. Mái toàn khối là hệ kết cấu mái được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng không gian lớn cho công trình. Việc chuẩn bị cốp pha sàn mái cần chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc và xác định đúng vị trí lắp đặt cốp pha. Thi công mái, dựa vào thiết kế kiểu mái, ngói hay bê tông để có quy trình và thời gian khác nhau. Thông thường lợp ngói sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với mái tôn, bê tông.

5 – Thi công nhà phố – Hạng mục hoàn thiện

Hoàn thiện nhà thô là công đoạn để tạo nên một không gian sống hoàn hảo. Bên cạnh hoàn thành phần thô thì xây nhà còn nhiều công đoạn khác cũng quan trọng không kém. Đây cũng chính là giai đoạn dễ phát sinh chi phí xây nhà. Vì thế, bạn cần có một kế hoạch xây nhà tiết kiệm chi phí nhất cho các hạng mục trong hoàn thiện phần thô. Theo đó, phần hoàn thiện bao gồm các công đoạn tạo vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà như trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, ….

5.1- Các hạng mục chi tiết phần hoàn thiện thô

– Trát tường: Sau khi tường gạch được xây hoàn chỉnh thì chúng ta cần tiến hành trát tường. Đây là quá trình quan trọng nó thể hiện trình độ của một người thợ giỏi.

– Lát nền: Trước khi lát gạch cần phải láng nền, chú ý đến độ bằng phẳng sau khi láng nền bằng vữa xi măng vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ dốc của phòng và chất lượng gạch lát lên. Lát gạch cần phải khít, thẳng hàng lối, đều, bằng phẳng. Đối với những gia đình sử dụng sàn gỗ thì dừng lại ở bước láng nền. Sàn gỗ sẽ đươc lắp đặt khi ngôi nhà hoàn thiện hoàn toàn.

– Sơn tường: Giai đoạn yêu cầu cao về sự tỉ mỉ và khoác lên cho ngôi nhà một chiếc áo hoàn hảo. Các bước đó là bả bột chét, sơn lót, sơn phủ.

– Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Các thiết bị vệ sinh, thiết bị cuối của hệ thống điện và hệ thống nước điều được lắp đặt trong khâu hoàn thiện.

TOPDESIGN_Thi công đường điện_01 - Thi công nhà phố

Hình ảnh minh họa: Công trình đang được thi công đường điện – TOPdesign

5.2 – Thi công nhà phố – Hoàn thiện nội thất

Quá trình hoàn thiện nội thất và hoàn thiện kiến trúc là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh bản thiết kế kiến trúc chúng ta sẽ có thêm một bản thiết kế nội thất để thể hiện rõ phong cách cá nhân của gia chủ.

Nếu quý khách hàng muốn một phong cách riêng cho ngôi nhà của mình nhưng vẫn chưa định hình được phong cách muốn theo đuổi, hãy tham khảo một số phong cách dưới đây của TOPDESIGN để có một vài ý tưởng hay ho cho riêng mình. Bài viết là bản tổng hợp đầy đủ 7 phong cách nội thất phổ biến nhất hiện nay.

Phong cách nội thất hiện đại Korean Style (Hàn Quốc) https://topdesign.com.vn/phong-cach-noi-that-hien-dai-korean-style-han-quoc/
Phong cách nội thất Christopher Guy (CG) https://topdesign.com.vn/thiet-ke-noi-that-phong-cach-christopher-guy-cg/
Phong cách nội thất Neoclassic (Tân cổ điển) https://topdesign.com.vn/thiet-ke-noi-that-tan-co-dien-neoclassic/
Phong cách nội thất Industrial (Công nghiệp) https://topdesign.com.vn/phong-cach-noi-that-cong-nghiep-industrial/
Phong cách nội thất Japandi (Nhật Bản) https://topdesign.com.vn/phong-cach-noi-that-japandi-nguon-cam-hung-bat-tan-cho-khong-gian/
Phong cách nội thất Scandinavia (Bắc Âu) https://topdesign.com.vn/phong-cach-noi-that-scandinavian-bac-au/
Phong cách nội thất Zen (Thiền) https://topdesign.com.vn/cac-cach-de-dua-phong-cach-noi-that-zen-thien-vao-khong-gian-nha-ban/

Bên cạnh việc chọn nội thất đúng phong cách thì nội thất cần lựa chọn phù hợp với kích thước ngôi nhà để không gian được hài hòa.

Nên lưu ý nguồn gốc của sản phẩm nội thất để bảo đảm sức khỏe cho gia đình trong quá trình sử dụng.

 

Thi công nhà phố

Hình ảnh minh họa: Nội thất nhà phố hoàng Khoai anh Dương – Thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN

6 – Thi công nhà phố – Một số tip về không gian cho nhà lô phố

Nếu như logia là nơi đặc biệt của chung cư thì sân thượng là một không gian rất giá trị của nhà phố nhưng nhiều gia đình lại bỏ qua khu vực này. Để đem thiên nhiên vào nhà bạn có thể trồng thêm nhiều cây xanh và thiết kế bộ bàn trà nhỏ để uống cafe mỗi cuối tuần ở đây. Hoặc nếu không gian đủ có thể thiết kế vườn rau mini cùng giàn quả leo như bí, mướp… cũng khá thú vị.

200927_TOP_Nhà Phố_A Huan Chi Huong_02

Hình ảnh minh họa: Nhà phố Anh Huấn  Chị Hường – Thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN

Nhà phố thường bị che kín 2 đến 3 mặt xung quanh nên khá bí bức và thiếu sáng nếu không biết cách xử lý không gian. Để tạo sự thoáng mát cho căn nhà, khi thiết kế thi công nhà phố đẹp nên từ bỏ quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Mà nên có một khoảng diện tích làm sân trước, sân sau hoặc sân trong, giếng trời giúp thông gió và đưa ánh sáng tự nhiên vào căn nhà.

TOP_Thiet ke Thi cong nha pho Lac Long Quan_Kien truc 03

Với những không gian không quá quan trọng về tính riêng tự hãy thiết kế vách ngăn kính để ngôi nhà trông thoáng. Tạo ra những không gian mở, sân trong. Làm cầu thang bay để tiết kiệm diện tích cho căn nhà mà còn tăng tính thẩm mĩ.

TOPDESIGN_Nhà lô phố_Giếng trời

Sân trong nhà giúp không gian thông thoáng, ngập tràn ánh sáng

Gợi ý cho bạn: Mẫu nhà phố hiện đại 1 tầng bán hầm, 7 tầng nổi tại Lạc Long Quân được thiết kế và thi công bởi TOPDESIGN:

Xem thêm hình ảnh:

[masterslider id=”44″]

Lời kết

Để có những thiết kế và thi công nhà phố đẹp tiện nghi, hiện đại quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TOP – TOPDESIGN

➡️ VPCT: Số 30, BT4-3 KĐT Vinaconex 3 – Trung Văn, đường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
➡️ Xưởng nội thất TOPhome : Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
➡️ Google Map: https://topdesign-interior.business.site/

➡️ Pinterest: https://www.pinterest.com/noithattopdesign/

☎️ Hotline: 0966651888

Click để nhận báo giá dịch vụ thiết kế và thi công nội thất ...