Quy trình thi công sắt thép Inox - Thi công nội thất công trình

Quy trình thi công sắt thép Inox – Thi công nội thất công trình

Quy trình thiết kế thi công nội thất bao gồm các quy trình riêng rẽ và độc lập. Một trong số đó là quy trình thi công sắt thép, Inox và các hạng mục cơ khí nội thất. Các kiến trúc sư thiết kế nội thất, kỹ sư phụ trách giám sát thi công nội thất và chủ đầu tư cần nắm rõ những nguyên tắc cũng như qua trình thi công nghiệm thu. Hãy cùng TOPDESIGN  tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây:

1. Quy trình thi công sắt thép, các sản phẩm cơ khí nội thất

Việc thực hiện, thi công sắt thép và các sản phẩm cơ khí nội thất tuân theo quy trình chuẩn từ gia công sản xuất đến thi công. Cụ thể như sau:

Bước 1: Cắt các thanh sắt theo kích thước bảng vẽ kỹ thuật.

Bước 2: Hàn các thanh sắt lại với nhau ( Mục đích tạo hình cơ bản cửa cửa )

Bước 3. Mài các thanh sắt bằng máy chà nhám ( Mục đích làm phẳng các mối hàn )

Bước 4. Trét ” Matit ATM ” vào các chỗ chà nhám ( Mục đích làm phẳng các chỗ chà nhám, giúp cho nước mưa không thể vào trong các thanh sắt, chống rỉ sét sắt và làm cho thanh sắt phẳng đẹp hơn)

Bước 5:  Chà bóng và bằng các chỗ trét Matit ( Mục đích chà bằng và bóng để có thể sơn chống sét ).

Bước 6: Lau sạch cửa sắt hoàn thiện và sơn chống sét sản phẩm bằng máy sơn, sơn và xăng công nghiệp ( giúp cho sản phẩm chống rỉ sét và sử dụng lâu bền với thời gian )

Bước 7: Giao hàng tại công trình và lắp ráp.

quy trình thi công sắt thép - thi công nội thất phần cơ khí2. Quy trình thi công sắt thép – Xử lý cửa sắt sơn tĩnh điện

Cửa sắt được biết đến như một loại cửa đơn giản và dễ sử dụng, phạm vi áp dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc và trong thiết kế thi công nội thất nhà ở:  cho tất cả các công trình nhà ở: xây dựng nhà phố, chung cư , thiết kế biệt thự. Tuy nhiên để đảm bảo quy trình gia công sản xuất đạt chuẩn, các đơn vị và công ty thiết kế nội  thất cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước như sau:

Bước 1. Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:
– Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
– Bể rửa nước sạch.
– Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
– Bể rửa nước sạch.
– Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
– Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
– Bể thụ động hóa sản phẩm
– Bể rửa nước sạch

Bước 2. Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Bước 3. Sơn sản phẩm

Bước 4. Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180C – 200C trong 20 phút
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

Xem thêm: Nguyên tắc trang trí nội thất

3. Quy trình thi công sắt thép – Thi công lắp đặt

Quy trình lắp đặt các sản phẩm cửa cổng, hàng rào, lan can , cầu thang sắt thép được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt về thực hiện và giám sát chất lượng như sau:

3.1. Công tác chuẩn bị

  • Các sản phẩm Cửa cổng, hàng Rào, Lan Can, Cầu thang,… bằng vật liệu Thép Mạ Kẽm, sơn.
  • Phân loại sản phẩm cần lắp đặt theo phương án thi công: vị trí lắp đặt, mức độ khó khăn, trình tự thi công.
  • Phối kết hợp với bộ phận vận chuyển, thủ kho thành phẩm để làm thủ tục giao – nhận tại chân công trình.
  • Làm thủ tục giao – nhận vật tư – Phụ kiện rời sẽ lắp cho sản phẩm tại chân công trình.
  • Công cụ, dụng cụ, thiết bị nâng – hạ, thiết bị an toàn lao động dùng cho thi công.
  • Điện nguồn thi công
  • Đánh giá lại thực trạng công trình: hiện trạng của tường, mặt bằng thi công, đường vận chuyển..

3.3. Công tác thực hiện

Mọi hoạt động trong quy trình thiết kế thi công nội thất hạng mục sắt thép được giám sát và đánh giá bởi nhân viên Giám sát kỹ thuật Lắp đặt. Nhóm trưởng chỉ huy phân bổ sản phẩm từ chân công trình vào khu vực cần lắp đặt sao cho:

  • Đúng chủng loại, đủ số lượng.
  • Phù hợp với phương án thi công.

3.3.1. Định vị lắp đặt

– Phân tích và lấy chuẩn lắp đặt
– Định vị khung bao ngoài vào vị trí chuẩn và đúng thiết kế ( đôí với Cổng & Cửa Đi, Cửa sổ);
+ Kê, đệm: căn chỉnh cao độ các góc, các khe hở giữa sản phẩm và tường
+ Rọi, Li – vô: tinh chỉnh độ vuông góc, song song, độ cong – võng, độ méo.
– Lấy dấu và khoan gá lắp tạm thời vào tường.
– Ướm sản phẩm và hàn chắc, cố định ( đối vối Lan Can, Cầu Thang, hàng Rào).

quy trình thi công sắt thép - thi công nội thất phần cơ khí 43.3.2. Định vụ khung cánh ( đối với cổng, cửa đi và cửa sổ)

– Kết cấu khung cánh là bộ phận cấu thành đã được kiểm tra sự vận hành trước khi xuất xưởng và bao gói. Về lý thuyết, nó đã được căn chỉnh để hoạt động tốt với khung bao thông qua hệ thống Phụ kiện.
Trên thực tế, do tác động của ô tường không chuẩn mực, sự co kéo của Vít – Nở, kết cấu khung có thể cong vênh, méo, nên cần phải tinh chỉnh vị trí của khung cánh khi lắp vào khung bao. Một số yêu cầu trong và sau khi định vị:
+ Đúng kết cấu theo bản vẽ lắp đặt.
+ Đúng chiều đóng mở
+ Trơn tru, nhẹ,.

3.3.3. Lắp đặt các chi tiết khác

– Tay vịn cho Cầu thang
– Tay nắm cho các cánh cửa
– Kính cho các sản phẩm cửa Pano
– Motor tự động cho Cổng (nếu có)

3.3.4. Hiệu chỉnh và hoàn thiện

– Hiệu chỉnh bộ phận như: bản lề, ổ khoa, mấu cài chốt, bánh xe trượt … sao cho cánh cửa được hoạt động trơn tru và kín khít.
– Kiểm tra và bắt xiết lại các vị trí đã hiệu chỉnh xong
– Các lỗ khoan – khoét trên tường, bậc cầu thang, lan can được đậy bằng nắp nhựa hoặc nắp sắt chuyên dụng.
– Tra dầu, mỡ bổ sung vào vị trí bản lề (nếu cần).
– Trét silicon đối với khung bảo vệ cửa sổ, cửa pano (nếu cần)

3.3.5. Kiểm tra và sơn dặm tại công trình:

– Kiểm tra lại các mối hàn, các vị trí sơn bị trầy tróc do vận chuyển và lắp đặt.
– Sơn dặm vá tại công trình
– Lưu ý: Nơi bị mài nhiều phải sơn kẽm lạnh bù, bả matic thật kỹ và sau đó sơn epoxy hoàn thiện.

quy trình thi công sắt thép - thi công nội thất phần cơ khí 5

3.3.6. Vệ sinh- Làm sạch

– Làm sạch và tra dầu mỡ theo hướng dẫn cho phụ kiện lần nữa
– Làm sạch kính(nếu có)
– Không lột bỏ lớp giấy bảo vệ sản phẩm
– Thu dọn mặt bằng thi công

Xem thêm một số bài viết hữu ích chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất, xây dựng công trình nhà ở dân dụng và công nghiệp: