Những lưu ý cần biết khi xây dựng nhà phố, nhà lô phố | TOPDESIGN

Những lưu ý cần biết khi xây dựng nhà phố, nhà lô phố | TOPDESIGN

Sở hữu một ngôi nhà đẹp đó là mong muốn của rất nhiều người. Trước khi xây dựng nhà phố quý khách hàng cần phải lưu ý vấn đề lập tài chính, thiết kế kiến trúc, lựa chọn phong cách phù hợp, chọn vật liệu xây dựng, hợp tác cùng đơn vị thi công uy tín. Trong bài viết hôm nay TOPDESIGN sẽ gửi tới quý khách hàng một số lưu ý cần biết khi xây dựng nhà phố.

1 – Quy trình xây dựng nhà phố, nhà lô phố trọn gói

  • Bước 1: Gặp gỡ khách hàng, tư vấn cho khách hàng phong cách phù hợp và báo giá sơ bộ để khách hàng lựa chọn và cân đối tài chính.
  • Bước 2: Khảo sát công trình, lên ý tưởng và tính toán sơ lược, lên bản thiết kế sơ bộ
  • Bước 3: Kí hợp đồng thiết kế sau khi chốt bản thiết kế sơ bộ. Báo giá cụ thể đến khách hàng.
  • Bước 4: Điều chỉnh bản thiết kế theo mong muốn của gia chủ. Phối cảnh 3D và chốt bản thiết kế kỹ thuật thi công cuối cùng để chuyển sang bước thi công.
  • Bước 5: Thi công phần thô: thi công móng, đổ dầm sàn, đổ mái, xây tường, trát tường…
  • Bước 6: Thi công hoàn thiện cơ bản: Thi công trần thạch cao, thi công điện nước, sơn tường, ốp lát gạch đá, lát sàn gỗ, lắp đặt cửa.
  • Bước 7: Lắp đặt sản phẩm nội thất, trang trí theo phong cách đã thống nhất.
  • Bước 8: Hoàn thiện, vệ sinh công nghiệp.
  • Bước 9: Nghiệm thu công trình và bảo hành cho gia chủ.

Có thể bạn quan tâm mẫu nhà phố phong cách Luxury – Christopher Guy 6 tầng do TOPDESIGN thiết kế và thi công tại Sài Đồng: Thiết kế và thi công nhà phố Sài Đồng

 

xây dựng nhà phố

Hình ảnh minh họa: Nhà phố Lạc Long Quân thiết kế và thi công nội thất bởi TOPDESIGN

2 – Những lưu ý khi xây dựng nhà phố, nhà lô phố

2.1 – Tìm hiểu kỹ về thủ tục pháp lý khi xây dựng nhà phố, nhà lô phố

Sau khi đã trao đổi với đơn vị thiết kế và chốt được phương án thiết kế gia chủ cần hoàn tất thủ tục về mặt pháp lý, xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Bước này nên chuẩn bị sớm ngay sau khi có bản thiết kế để không ảnh hưởng đến thời gian dự định thi công.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở cần những loại giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị cấp phép xây dựng.

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất đai theo quy định của pháp luật.

– Bản sao hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/50-1/500) kèm theo sơ đồ công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và cắt chính của công trình (tỉ lệ 1/50-1/200).
  • Bản vẽ mặt bằng móng (tỉ lệ 1/50-1/200) và mặt cắt móng (tỉ lệ1/50) kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện.

Lưu ý: Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề, bạn cần phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Hình ảnh minh họa: Bản vẽ nhà phố Phú Diễn

Xem thêm: Các bước thi công nhà phố

2.2 – Lên kế hoạch tài chính rõ ràng để sở hữu ngôi nhà phố ưng ý

Để xây một ngôi nhà phố chắc chắn chi phí xây dựng là một con số không hề nhỏ. Do đó gia chủ cần chuẩn bị tài chính thật vững, lên kế hoạch và dự trù kinh phí xây dựng ngay từ đầu. Việc lên kế hoạch tài chính rõ ràng giúp đảm bảo tiến độ thi công đúng theo thời gian đặt ra, có thể nhanh chóng thanh toán theo các giai đoạn thi công cho nhà thầu. Bên cạnh chi phí phải chi trả cho toàn bộ quá trình xây dựng, khách hàng nên để ra một khoản tiền dự phòng để tránh trường hợp có những chi phí phát sinh trong quá trình thi công.

Hãy luôn lắng nghe theo tư vấn của đơn vị thiết kế, bởi vì các KTS đều là những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Do đó các KTS sẽ tư vấn cho khách hàng các gói xây dựng phù hợp để khách hàng vẫn sở hữu những căn nhà đẹp, thể hiện được phong cách cá nhân mà vẫn phù hợp với gia đình.

xây dựng nhà phố

Hình ảnh minh họa: Nhà phố Long Biên – Thiết kế thi công bởi TOPDESIGN

2.3 – Xác định phong cách thiết kế, chức năng và nhu cầu sử dụng

Trước khi xác định phong cách thiết kế thì khách hàng cần xác định mục đích sử dụng của ngôi nhà phố: nhà để ở, cho thuê, hay kinh doanh…

Tiếp theo tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình, khách hàng cần xác định số lượng các phòng chức năng và các không gian chung như: phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng thờ, gara, sân thượng…

Khách hàng hãy trao đổi thật kĩ với KTS về mong muốn phong cách hướng đến, sở thích cá nhân của từng thành viên để lựa chọn ra giải pháp phù hợp nhất. Có thể kết hợp 2 phong cách khác nhau để tạo nên một ngôi nhà ưng ý. Tuy nhiên không nên kết hợp quá nhiều phong cách vì sẽ gây cảm giác rối loạn trong ngôi nhà.

Một số phong cách phù hợp với thiết kế nhà phố là: Phong cách hiện đại (Modern), phong cách đương đại (Contemporary), phong cách tối giản (Minimalist), thiết kế nội thất tân cổ điển (Neoclassic), phong cách Scandinavia, phong cách Indochine, phong cách Japandi…

 

xây dựng nhà phố

Hình ảnh minh họa: Thiết kế và thi công nhà phố Long Biên phong cách Tân Cổ Điển (Neoclassic)

2.4 – Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà phố uy tín

– Đơn vị xây dựng uy tín thường có độ đa dạng cao về các dịch vụ cung cấp cho thấy quy mô phát triển của đơn vị đó.

– Đơn vị xây dựng uy tín có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm: KTS giỏi và giàu kinh nghiệm biết tận dụng không gian một cách tối đa, hài hòa, bài trí nội thất có thẩm mỹ và hợp phong thủy. Khéo léo biến những mong muốn ý tưởng riêng biệt của khách hàng trở thành hiện thực.

– Đơn vị xây dựng uy tín có cơ sở vật chất tốt:  hệ thống văn phòng, nhà xưởng sản xuất trực tiếp hiện đại, showroom trưng bày sản phẩm đảm bảo cung cấp dịch vụ đầy đủ, trọn gói, tận tình cho khách hàng.

– Đơn vị xây dựng uy tín có hợp đồng rõ ràng, điều khoản chi tiết: Trong hợp đồng ký kết sử dụng dịch vụ giữa hai bên có điều khoản rõ ràng, đề cao quyền lợi khách hàng và bảo hành bảo trì tốt.

– Đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín có nhiều công trình thiết kế, thi công thực tế, có tên tuổi và thâm niên hoạt động lâu dài.

nhà xưởng TOPdesign

Hình ảnh minh họa: Nhà xưởng sản xuất nội thất của TOPDESIGN

Xem thêm: Quy trình 12 bước thi công nội thất chung cư

2.5 – Tìm hiểu rõ quy trình xây dựng nhà phố

Tìm hiểu về quy trình thi công nhà phố cũng là một trong những việc mà khách hàng cần lưu ý, giúp khách hàng tránh được những rắc rối, phát sinh trong quá trình xây dựng, không bị phát sinh chi phí.

Toàn bộ quy trình xây dựng TOPDESIGN đã được trình bày ở trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì quý khách hàng liên hệ với công ty theo thông tin phía dưới.

xây dựng nhà phố

Hình ảnh minh họa: Nhà phố Long Biên – Thiết kế và xây dựng bởi TOPDESIGN

LỜI KẾT

Để có những thiết kế và thi công nhà phố đẹp tiện nghi, đúng ý quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn TẬN TÌNH và MIỄN PHÍ hoặc để lại thông tin ở ô ĐĂNG KÝ.

Xem thêm các dự án nhà phố do TOPDESIGN thực hiện tại link sau đây:

NHÀ PHỐ

 

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TOP (TOPDESIGN)

  • VPCT:  Số 30, BT4-3 KĐT Vinaconex 3 – Trung Văn, đường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • VPDD: 606, Indochina Plaza Hà Nội, 237 Xuân Thủy, đường Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Hà Nội
  • Nhà xưởng sản xuất XTOP : Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
  • Showroom 1 – Boss Casa : Shophouse ML6-33 Vinhomes Green Bay, Lương Thế Vinh, Hà Nội
  • Showroom 2 – Hoàng Gia Luxury : Số 14 Ngõ 180, Đường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Google Map: https://topdesign-interior.business.site/
  • Pinterest: https://www.pinterest.com/noithattopdesign/
  • Email: Contact@topdesign.pro.vn
  • Hotline: 0966651888

Click để nhận báo giá dịch vụ thiết kế và thi công nội thất ...