Thiết kế giếng trời nhà phố - Những bí quyết làm chủ không gian

Thiết kế giếng trời nhà phố – Những bí quyết làm chủ không gian

Tại các khu đô thị, thành phố lớn, mật độ xây dựng nhà ở dày, liền kề nhau. Điều này dẫn đến việc nhiều không gian nhà bị thiếu sáng, có phần bí hơi. Do đó, giải pháp thiết kế giếng trời nhà phố được coi là giải pháp kiến trúc tuyệt vời để giải quyết các vấn đề kể trên.

Tuy vậy, để giếng trời phát huy tối đa tác dụng cần hết sức cẩn thận trong quá trình lên ý tưởng thiết kế nội thất đến khi bố trí, trang trí nội thất. Trong bài viết ngày hôm nay, TOPDESIGN xin chia sẻ tới các bạn những thông tin liên quan về phương án thiết kế nhà có giếng trời và những bí quyết làm chủ không gian.

Các bài viết hữu ích cho bạn:

1. Thiết kế giếng trời nhà phố – Giếng trời là gì?

Giếng trời tiếng Anh là skylight. Thông qua đây ta có thể hiểu phần nào mục đích sử dụng của thiết kế này trong ngôi nhà. Giếng trời được định nghĩa là khoảng không gian thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ mái nhà xuống tới tầng 1 và không che khuất tầm nhìn lên bầu trời. Nó ngày càng xuất hiện phổ biến trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại. Đặc biệt là ở những căn nhà ống, nhà phố không có nhiều mặt thoáng. Tại đây 2 hoặc thậm chí là 3 bên tường nhà đều giáp tường hàng xóm. Vì vậy giếng trời là giải pháp tuyệt vời khắc phục nhược điểm thiếu sáng, bí khí dù là ban ngày.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 7

Bởi cách thiết kế thông từ trên xuống dưới nên giếng trời sẽ ảnh hưởng tới nhiều khu vực trong nhà. Do đó làm thế nào để cân bằng giữa công năng giếng và thẩm mỹ của không gian là điều cần được tính toán cẩn thận. Tùy vào bố cục căn nhà để bạn đưa ra những quyết định xây dựng hợp lý và khoa học nhất. Kiến trúc sư sẽ là người đưa ra những tư vấn dựa trên yêu cầu và mong muốn nhằm giúp bạn sở hữu thiết kế nhà có giếng trời tối ưu.

2. Thiết kế giếng trời nhà phố – Ưu, nhược điểm của giếng trời

Với sự ảnh hưởng tới nhiều khu vực trong và ngoài nhà, việc nắm bắt được ưu và khuyết điểm giếng trời sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định thiết kế chính xác hơn. Dưới đây là một số thông tin TOPDESIGN đã sưu tầm và tổng hợp được:

2.1. Về ưu điểm của việc thiết kế giếng trời cho nhà phố

Thiết kế nhà có giếng trời được nhiều người yêu thích bởi những ưu điểm tuyệt vời sau:

Đón nhận ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc hàng đầu khi thiết kế nội thất. Theo phong thủy, đây là nguồn sinh khí tác động tích cực đến sức khỏe con người. Do đó việc đảm bảo ngôi nhà có đầy đủ ánh sáng rất quan trọng. Giếng trời chính là giải pháp lấy sáng hữu ích cho những căn nhà có mặt tiền nhỏ hẹp, chiều sâu lớn. Nhất là với nhà phố và nhà ống thường còn không thể mở cửa sổ ở hai bên hông. Vậy nên bố trí giếng trời để lấy sáng theo chiều dọc là lựa chọn thường thấy.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 2

Thông gió, điều hòa không khí. Trao đổi không khí với bên ngoài cũng là một chức năng nổi bật của giếng trời. Theo đó, giếng trời vận hành để đẩy khí nóng từ trong ra ngoài và hút khí mát, gió tự nhiên từ ngoài vào trong. Việc lưu thông khí này được diễn ra thường xuyên và đều đặn. Nó giúp không khí trong nhà thêm thoáng mát, trong lành.\

Tiết kiệm điện năng sử dụng. Nhờ có giếng trời, việc sử dụng quạt để làm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi cho mùa đông có thể hạn chế. Gia chủ có thể tiết kiệm được một lượng điện năng không nhỏ. Chi phí dành cho hóa đơn điện cũng được giảm bớt. Việc làm này còn góp phần tác động tích cực đến môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.

Làm đẹp cho không gian sống. Nhà có giếng trời sẽ tạo nên một điểm nhấn kiến trúc đặc sắc, đầy ấn tượng. Khu vực này có thể trở thành nơi để gia chủ thể hiện phần nào gu thẩm mỹ và dấu ấn cá nhân. Thông qua giếng trời, gia đình cũng kết nối gần gũi hơn với thiên nhiên qua các giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác,…Từ đó giúp tâm trạng con người thêm phần thư thái, dễ chịu.

Xem thêm: Mẫu nội thất nhà đẹp 2022

2.2. Về nhược điểm của việc thiết kế giếng trời cho nhà phố

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, giếng trời cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

Tạo ra âm thanh vang vọng. Bản chất của giếng trời là một cái ống. Do đó âm thanh truyền trong giếng có độ vang vọng lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư của những cuộc trò chuyện trong nhà. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người phân vân có nên thiết kế nhà có giếng trời hay không. Tuy nhiên việc này có thể khắc phục bằng cách tạo độ nhám, sần sùi cho mặt tường giếng.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 3

Có thể bị hắt mưa/thừa sáng. Giếng trời không mái tạo tầm nhìn ra bên ngoài tốt hơn nhưng nó gây một số cản trở khi trời mưa. Hệ thống thoát nước ở đáy giếng rất cần bố trí cho mẫu giếng trời này. Nó cũng có thể khiến nước mưa bắn làm bẩn ra không gian sinh hoạt xung quanh. Do đó cần thiết kế thêm hệ thống che chắn như cửa, vách tường. Ngoài ra vấn đề thừa sáng cũng là điều cần chú ý khi xây giếng trời. Nhất là vào mùa hè buổi trưa nắng gắt, mặt trời chiếu thẳng xuống giếng. Có thể lắp đặt rèm che dưới mái giếng để khắc phục.

Ảnh hưởng tới chất lượng nội thất trong nhà. Có nhiều vật dụng, thiết bị được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó nếu không chú ý mà đặt chúng ở gần khu vực giếng trời có thể gây nên tình trạng hỏng hóc. Đặc biệt là với những nội thất bằng gỗ như sàn hoặc cầu thang. Việc tiếp xúc với nắng, mưa thường xuyên sẽ khiến chúng nhanh phai màu sơn. Bạn có thể cân nhắc sử dụng những vật liệu khác để đảm bảo độ bền cho thiết bị.

3. Những lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà phố

3.1. Kích thước giếng trời nhà phố được thiết kế để phù hợp với không gian nhà ở

Tùy vào diện tích nhà và nhu cầu của gia chủ mà kiến trúc sư sẽ tư vấn để thiết kế kích thước giếng trời phù hợp nhất. Diện tích giếng trời vào loại nhỏ có thể là 450 x 450mm, 800 x 800mm. Còn thông thường sẽ khoảng từ 1m2 – 4m2, cũng có thể lên đến 6m2. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng thì mới đủ để lấy sáng. Kích thước trên đã được tính toán để không ảnh hưởng tới các không gian khác trong ngôi nhà.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 4

Một quy chuẩn giúp bạn biết được kích thước giếng trời là bao nhiêu thì phù hợp với căn nhà của mình. Đó là diện tích giếng phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn đối với những nhà có nhiều cửa sổ. Trong trường hợp ít cửa sổ thì nhỏ hơn 15% để ánh sáng và nhiệt độ trong nhà được duy trì hợp lý. Nếu nhà bạn rộng hơn 100m2 thì có thể dành cho giếng trời 20% diện tích xây dựng. Tất nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào hình dạng cũng như cao độ ngôi nhà để tạo khoảng trống tương ứng giúp không khí lưu thông dễ dàng.

3.2. Vị trí và hướng đặt giếng trời

Bên cạnh diện tích và kích thước thì vị trí đặt giếng trời cũng rất quan trọng. Vị trí phù hợp vừa giúp khai thác tối đa tác dụng của giếng. Đồng thời nó cũng đảm bảo các yếu tố về phong thủy – vốn là một điều luôn được quan tâm và có ảnh hưởng đến đời sống của các thành viên trong gia đình. Thông thường theo các chuyên gia, giếng trời nên đặt ở khoảng giữa nhà. Bởi tại đây nắng và gió sẽ được điều phối đều tới các khu vực trong nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn,…

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 5

Tuy nhiên tùy theo kích thước của căn nhà, nếu không quá nhỏ và nhà không quá dài thì bạn có thể xem xét thêm các vị trí khác. Ví dụ như đặt giếng trời cuối nhà hoặc bố trí giếng trời sau nhà. Khi lựa chọn vị trí sau nhà thì bạn còn có thể kết hợp để tạo một không gian thư giãn, thưởng trà cho gia đình. Hoặc kết hợp với sân phơi, sàn nước cũng là một ý tưởng không tồi.

Về hướng của giếng trời cũng cần được xem xét cẩn thận. Nó không có hướng rõ ràng nhưng bạn không nên đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà. Theo phong thủy thì đây là hướng xấu, phương vị âm, không tốt cho sức khỏe, tài lộc của gia chủ. Hướng chính Đông hoặc chính Tây cũng khiến căn nhà chịu nóng bức hơn. Thay vào đó, bạn nên bố trí giếng ở hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất.

3.3. Thiết kế giếng trời nhà phố – Mái giếng

Mái giếng trời là một bộ phận quan trọng giúp bạn chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng nhận được. Từ đó góp phần hạn chế những tác động như thừa sáng, nhiệt độ trong nhà tăng cao vào những ngày hè nóng bức. Hiện nay mái giếng trời được thiết kế với 2 kiểu:

Mái che cố định: Đây là loại mái phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó dễ dàng trong việc thi công, lắp đặt. Hơn nữa giá thành cũng rất đa dạng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Khi lựa chọn vật liệu làm mái che cố định bạn nên xem xét tới những vật liệu chắc chắn, đồng thời cho khả năng lấy sáng tốt. Ví dụ như kính cường lực hoặc tấm polycarbonate. Để đảm bảo cách nhiệt cho không gian, dán phim cách nhiệt dưới mái là cách nhiều người sử dụng. Hoặc cũng có thể lắp thêm ô thoáng để thoát hơi nóng phía trong.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN

Mái che di động: Loại mái này bạn có thể chủ động đóng mở theo nhu cầu sử dụng. Do đó bạn cũng gắn kết với thiên nhiên bên ngoài nhiều hơn, có thể ngắm cảnh từ khoảng cách gần. Nó linh hoạt hơn so với mái che cố định. Tuy nhiên cũng vì thế mà chi phí lắp đặt và thời gian thi công cũng nhiều và lâu hơn. Có 3 loại mái di động được sử dụng trên thị trường: Mái gắn cảm biến, mái motor điện (hoạt động giống cửa cuốn) và mái kéo thủ công.

4. Trang trí khu vực thiết kế giếng trời nhà phố

Cấu tạo giếng trời gồm có 3 phần cơ bản: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Tùy từng khu vực ta sẽ có cách trang trí phù hợp để tăng tính thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến công năng.

4.1. Thiết kế đáy giếng trời

Nằm ở tầng dưới cùng của ngôi nhà. Nó có thể đặt riêng biệt hoặc kết hợp với không gian phòng khách, phòng bếp,…Việc trang trí vì vậy rất được chú ý. Gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để tạo nên một không gian hài hòa, hơn nữa vẫn thể hiện được gu thẩm mỹ cá nhân.

mẫu thiết kế giếng trời nhà phố TOPDESIGN 6

Bạn có thể lựa chọn bố trí hòn non bộ, bể cá, đài phun nước mini,…Hoặc chỉ những chậu cây cảnh nhỏ đặt trên sàn có rải sỏi trắng cũng hết sức ấn tượng.

4.2. Thiết kế thân giếng trời

Khoảng không nối đỉnh giếng và đáy giếng. Có nhiệm vụ chiếu sáng cho các khu vực thuộc tầng trên. Diện tường xuyên tầng của giếng trời cũng là một khu vực để phát huy sự sáng tạo của gia chủ. Như đã nói bên trên, nếu để phần tường này trống thì có thể gây nên sự vang vọng âm thanh trong nhà.

Vì vậy bạn có thể ốp gạch, đá để tạo độ nhám, hạn chế tiếng ồn. Ngoài ra nhiều gia đình cũng lựa chọn việc vẽ tranh hoặc treo các đồ vật trang trí, các chậu cây cảnh nhỏ tại đây.

4.3. Thiết kế đỉnh giếng trời

Bộ phận nằm trên cùng của giếng trời. Thường sử dụng hệ mái và khung mái nhằm đảm bảo hiệu quả chiếu sáng và an toàn. Đỉnh giếng giữ vai trò chiếu sáng và thông gió cho cả ngôi nhà. Khu vực này không nên trang trí cầu kỳ, rườm rà ảnh hưởng đến công năng.

Thay vào đó, có thể sử dụng chính hệ mái để trang trí. Thông qua việc chọn kiểu hoa sắt được tạo hình nghệ thuật. Khi ánh nắng chiếu xuống thì nó sẽ đổ bóng xuống sàn rất đẹp.

5. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về thiết kế nhà có giếng trời giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận nội thất này. Giếng trời không chỉ có hiệu quả trong việc hỗ trợ ngôi nhà thêm thoáng đãng, dễ chịu. Nó còn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, vẻ lung linh cho tổ ấm của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với TOPDESIGN theo những thông tin dưới đây để nhận tư vấn trực tiếp nhé.

Thông tin liên hệ:

  • VPCT: Số 30, BT4-3 KĐT Vinaconex 3 – Trung Văn, đường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  •  Xưởng nội thất TOPhome : Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội
  • Google Map: https://topdesign-interior.business.site/
  • Pinterest: https://www.pinterest.com/noithattopdesign/
  •  Hotline: 0966651888

Xem thêm các dịch vụ tại TOPDESIGN:

———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: TOPDESIGN – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất.

Xin chân thành cảm ơn!

Click để nhận báo giá dịch vụ thiết kế và thi công nội thất ...