Thiết kế văn phòng nhà máy khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp

Thiết kế văn phòng nhà máy khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp

Thiết kế văn phòng nhà máy khoa học và chuyên nghiệp là một trong những giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp lớn và nhỏ hướng đến. Tuy nhiên, làm cách nào để thiết kế văn phòng nhà máy sao cho không gây rối và ảnh hưởng đến những khu vực khác? Nếu bạn muốn biết thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé.

Mục lục nội dung

1. Một vài ưu điểm vượt trội của kiểu thiết kế văn phòng trong nhà máy

1.1. Tối ưu diện tích

Khi thiết kế văn phòng nằm bên trong nhà máy như vậy sẽ giúp cho các nhân viên có thể sử dụng chung không gian với các công nhân nhà máy như: lối đi, căntin, khu vực tập trung,…Như thế, sẽ góp phần tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như diện tích thay vì phải cứ xây dựng 2 khu tách biệt.

Thêm nữa, nếu trường hợp trong tương lai doanh nghiệp có muốn cải tạo hay mở rộng thì các khối văn phòng được lắp ráp bằng vật liệu hoặc dùng thùng container sẽ dễ dàng hơn trong việc di dời nếu muốn.

1.2. Giảm đi chi phí đầu tư văn phòng

Khi sử dụng mẫu văn phòng hiện đại thiết kế các khối văn phòng làm việc chung với nhà máy thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được kha khá các chi phí như:

  • Giảm đi chi phí khi phải đi thuê các mặt bằng văn phòng cho các doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm được các chi phí thiết kế trang trí văn phòng cũng như việc xây dựng thêm các lối đi, vận chuyển giữa hai khu vực.

Đây chính là những khoản chi tiêu không cần thiết và có thể cắt giảm chúng nếu thiết kế văn phòng nhà máy.

1.3. Hạn chế chi phí vận hành

Khi thiết kế văn phòng nhà máy thì các hệ thống vận hành như: phòng cháy chữa cháy, hệ thống an ninh, máy điều hòa, camera giám sát ,…thì chỉ cần đầu tư 1 lần duy nhất. Thêm nữa, các nhân viên quản lý sẽ giảm bớt được các hoạt động, nhờ có như vậy mà cũng giảm bớt được các chi phí vận hành đi rất nhiều.

1.4.  Tạo sự liên kết giữa bộ phận văn phòng và khu vực sản xuất

Một khi khối văn phòng được liên kết với khu vực nhà máy sản xuất thì lợi ích đầu tiên thấy trước mắt đó là tạo quá trình thuận lợi trong việc trao đổi và xử lí công việc. Nhân viên của cả 2 khu vực không cần phải tốn thời gian đi chuyển để tìm nhau để giải đáp thắc mắc, kiểm kê hàng hóa,…

Lợi ích tiếp theo đó là tạo nên một sức mạnh về tinh thần đoàn kết, mối quan hệ ngày càng thắt chặt hơn từ đó giúp mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau để công việc ngày càng phát triển hơn.

2. Thiết kế nội thất văn phòng nhà máy gồm có mấy loại?

2.1. Loại văn phòng được lắp ráp trong nhà máy sản xuất

Đây chính là kiểu văn phòng sẽ đặt gần hoặc ngay bên cạnh khu vực làm việc của nhà máy. Các khối văn phòng sẽ được tách riêng bằng những vật liệu vách ngăn cách âm, cách nhiệt. Kiểu văn phòng này sẽ phù hợp với nhà máy có diện tích vừa và rộng rãi, và tất cả các khu vực này đều được thiết kế ngay trên một mặt sàn, không có tầng lầu.

Ngoài ra, mẫu văn phòng này sẽ tiết kiệm được chi phí thiết kế nhờ vào sử dụng các nguyên vật liệu rẻ để lắp ráp hay các thùng container cũ, từ đó rút ngắn được thời gian thi công hơn rất nhiều.

2.2. Loại văn phòng nằm ở tầng trên khu vực sản xuất

Đây là kiểu văn phòng sẽ được xây dựng ở lầu 1 hoặc lầu 2, đồng thời khu văn phòng và khu sản xuất sẽ được xây dựng trên 2 mặt sàn khác nhau . Cả hai khu vực này sẽ được phân chia rõ ràng và liên kết với nhau bằng cầu thang bộ.

Mô hình này sẽ thích hợp với các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ nhưng trường hợp nhà máy rộng và trần cao cũng có thể thiết kế văn phòng trên tầng lầu đều được.

3. Một số kiểu mẫu nội thất văn phòng nhà máy phổ biến

3.1. Mẫu nội thất văn phòng nhà máy theo dạng container

Các văn phòng theo hình dạng container được sử dụng rất phổ biến trong nhà máy. Các container này thường được thiết kế sẵn để đảm bảo không gian thoáng mát hoặc ấm áp tùy vào các mùa trong năm.

1.Thiết kế văn phòng nhà máy linh hoạt, phổ biến_TOPDESIGN

Hình ảnh 1: Văn phòng container có thể xếp chồng lên nhau tạo thành văn phòng 2 tầng

Thêm nữa, cũng có thể chồng 2 container lên nhau để biến thành văn phòng 2 tầng.

3.2. Thiết kế nội thất văn phòng nhà máy theo dạng khung thép

Cũng có thể sử dụng các loại khung thép để tạo nên văn phòng làm việc, và đây chính là một sự lựa chọn khá thông minh.

2.Thiết kế văn phòng nhà máy tiết kiệm chi phí, đơn giản_TOPDESIGN

Hình ảnh 2: Văn phòng làm bằng khung thép sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thi công

Khung thép thường có kết cấu lớn, đơn giản và có độ bền cao, vì thế doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các kích thước theo yêu cầu sao cho phù hợp với nhu cầu làm việc của nhân viên.

Thêm nữa, khung thép cũng hạn chế gây cháy nổ, và chống ẩm ướp.

3.3. Thiết kế nội thất văn phòng nhà máy theo kiểu tối giản, xanh và xu hướng mở

Yếu tố thẩm mỹ chính là tiêu chí cần thiết để có giúp nhân viên làm việc có thêm nhiều động lực hơn.

3.Thiết kế văn phòng nhà máy gọn gàng, ngăn nắp_TOPDESIGN

Hình ảnh 3: Văn phòng nhà máy theo xu hướng tối giản sẽ tạo nên không gian gọn gàng

Cần bố trí không gian sao cho đẹp mắt và thoải mái để nâng cao giá trị thẩm mỹ đồng thời vì khu vực sản xuất là môi trường nhiều khói bụi cho nên cần trồng thêm những mảnh xanh để giúp thanh lọc lại không khí trong lành.

4. Tổng hợp thêm một số hình ảnh kiểu mẫu văn phòng nhà máy linh hoạt và tiện ích

Sau đây là một số kiểu thiết kế văn phòng nhà máy mà bạn có thể tham khảo thêm nhé.

4.Thiết kế văn phòng nhà máy bắt mắt, sáng tạo_TOPDESIGN

Hình ảnh 4: Thiết kế văn phòng nhà máy với các hình khối đẹp mắt

5.Thiết kế văn phòng nhà máy ưa chuộng, tinh tế_TOPDESIGN

Hình ảnh 5: Văn phòng kiểu container rất được ưu chuộng trong thiết kế văn phòng nhà máy

6.Thiết kế văn phòng nhà máy rộng rãi, thoải mái_TOPDESIGN

Hình ảnh 6: Văn phòng nhà máy được thiết kế theo không gian mở nhằm tạo sự rộng rãi

7.Thiết kế văn phòng nhà máy tối giản, hiện đại_TOPDESIGN

Hình ảnh 7: Thiết kế theo xu hướng tối giản cho văn phòng nhà máy

8.Thiết kế văn phòng nhà máy hoà hợp, gọn gàng_TOPDESIGN

Hình ảnh 8: Các tông màu trắng sẽ giúp văn phòng nhìn hòa hợp với tổng thể trong không gian nhà máy

9.Thiết kế văn phòng nhà máy nổi bật, hiện đại_TOPDESIGN

Hình ảnh 9: Đôi khi văn phòng cũng được sử dụng màu sắc khác nhằm tạo sự nổi bật

10.Thiết kế văn phòng nhà máy đa dạng, rộng rãi_TOPDESIGN

Hình ảnh 10: Văn phòng nhà máy có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau

11.Thiết kế văn phòng nhà máy thông thoáng, thoải mái_TOPDESIGN

Hình ảnh 11: Sử dụng các vách ngăn kính sẽ giúp không gian thoáng hơn và ngăn chặn được nhiều bụi bặm

12.Thiết kế văn phòng nhà máy tiết kiệm không gian, chi phí_TOPDESIGN

Hình ảnh 12: Văn phòng có thể xây dựng trên tầng lầu để tiết kiệm không gian cho xưởng nhà máy

13.Thiết kế văn phòng nhà máy rộng rãi, thoáng mát_TOPDESIGN

Hình ảnh 13: Rất nhiều văn phòng được thiết kế tầng lầu nhằm tạo không gian rộng rãi hơn

14.Thiết kế văn phòng nhà máy thông thoáng, đơn giản_TOPDESIGN

Hình ảnh 14: Ánh sáng luôn là yếu tố rất qua trọng khi thiết kế văn phòng nhà máy

15.Thiết kế văn phòng nhà máy linh hoạt, thoải mái_TOPDESIGN

Hình ảnh 15: Có thể thiết kế văn phòng cá nhân để nhân viên có khoảng không gian làm việc thoải mái nhất

16.Thiết kế văn phòng nhà máy linh hoạt, thoải mái_TOPDESIGN

Hình ảnh 16: Văn phòng nhà máy với lối thiết kế ấn tượng

5. Những lưu ý quan trọng để thiết kế nội thất văn phòng nhà máy đẹp và tối ưu tiện ích

5.1.  Bố cục các không gian

Khi thiết kế văn phòng nhà máy nên tính toán kỹ lưỡng để bố cục các không gian sao cho hợp lý và khoa học nhất, cụ thể gồm có: phòng nhân viên làm việc, phòng cấp trên, phòng tài chính,…

Các giải pháp thiết kế văn phòng hỗn hợp có thể là phương án hiệu quả trong việc bố trí nội thất văn phòng nhà máy.

Xem: Thiết kế văn phòng mở

5.2. Số lượng nhân sự

Trước khi thiết kế văn phòng nhà máy nên cân nhắc về số lượng nhân sự trong tương lai để có thể thiết kế nên văn phòng có diện tích phù hợp nhất.

Để tránh tình trạng nhân viên làm việc trong một văn phòng chật hẹp và tù túng, thậm chí là không đủ số lượng nội thất khiến công việc tiến hành trễ nãi.

5.3. Hệ thống ánh sáng

Ánh sáng chính là yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ mô hình văn phòng làm việc nào cũng cần phải có.

Bạn nên biết cách tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên để không gian thoáng đãng hơn và sử dụng thêm hệ thống kỹ thuật chiếu sáng như là tường kính, bề mặt phản chiếu cũng như thiết bị che nắng nhằm giảm đi ánh nắng trực tiếp gây chói mắt và nhiệt độ cao.

Thêm nữa, cần sử dụng thêm nguồn ánh sáng nhân tạo hợp lý để tránh gây tối tăm và bí bách. Nên sử dụng những loại đèn led hoặc cảm biến quang từ 100-200 lux để tiết kiệm tiền điện và bảo thị giác cho mọi người.

5.4. Đảm bảo yếu tố thương hiệu

Cần phải đưa các yếu tố thương hiệu vào trong thiết kế văn phòng nhà máy để đảm bảo mang lại độ nhận diện doanh nghiệp cao. Nên thiết kế các bảng hiệu logo của doanh nghiệp lên những vị trí đắc địa, đồng thời màu sắc cùng với kiểu dáng cần phải nổi bật như vậy mới để lại được ấn tượng, tạo dấu ấn riêng đối với khách hàng.

5.5. Hệ thống cách âm

Nhược điểm duy nhất khi thiết kế văn phòng nhà máy đó chính là tiếng ồn phát ra từ các thiết bị máy móc làm việc từ đó khiến nhân viên mất tập trung và làm việc kém hiệu quả. Thế nên trước khi thiết kế văn phòng bạn cần nên sử dụng các loại vách ngăn có khả năng chống tiếng ồn tốt nhất. Cụ thể các vật liệu cách âm tốt, ví dụ như: cao su non, bông khoáng, thạch cao, gỗ tiêu âm, bông thủy tinh,…

Đồng thời phải xử lý những âm thanh bên trong phòng bằng các vật liệu hấp thụ âm thanh thích hợp để chất lượng âm thanh trong phòng trở nên tốt, trong và rõ nét hơn. Có thể giảm được tình trạng âm thanh trong phòng bị ù, vang, và không còn những âm thanh làm dội lại.

Các vật liệu tiêu âm được áp dụng trong thiết kế nội thất văn phòng hiện này thường là gốc tiêu âm, tấm tiêu âm len gỗ, mút tiêu âm, mút tán âm…

5.6. Hệ thống mảng xanh

Bởi vì nhà máy là khu sản xuất cho nên không thể tránh khỏi tình trạng sẽ có nhiều khói bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.

Bạn nên đặt thêm các hệ thống cây xanh trong văn phòng để không gian bên trong được thoáng mát, giúp lưu thông không khí để bảo đảm an toàn cho sức khỏe mọi người.

5.7. Khả năng chống bụi

Như đã đề cập phía trên rằng nhà máy là nơi sản sinh là rất nhiều bụi bặm khiến con người cảm thấy ngột ngạt và khó thở. Thêm một phương pháp nữa có thể giải quyết được cho tình trạng này đó chính là đặt máy điều hòa có khả năng lọc khí, sử dụng các vách ngăn để ngăn chặn bụi mịn bay vào văn phòng.

Như thế sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sức khỏe mọi người giúp nhân viên làm việc hiệu quả tốt hơn.

6. Lựa chọn công ty thiết kế văn phòng nhà máy chuyên nghiệp

6.1. Giới thiệu dịch vụ thiết kế thi công văn phòng uy tín chuyên nghiệp – TOPDESIGN

Thiết kế văn phòng nhà máy là một trong những ngách nội thất cực kỳ khó. Bởi nó yêu cầu không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn phải có sự liên kết chặt chẽ với khu sản xuất. Bởi vậy, phải tìm kiếm một đơn vị thiết kế văn phòng nhà máy chuyên nghiệp nhất để thiết kế được công trình này.

Để bạn không phải chờ lâu, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một đơn vị cực kỳ uy tín đó là TOPDESIGN – công ty thiết kế nội thất nhận được những đánh giá tích cực nhất từ khách hàng và đối tác.

Với đội ngũ thiết kế và thi công nội thất với năng lực chuyên môn giỏi và kinh nghiệm dày dặn khi đã thực hiện hàng trăm dự án thể loại khác nhau.

TOPDESIGN tự hào rằng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm với dịch vụ thiết kế nội thất cực kỳ độc đáo và mới lạ. Cùng với đó, là một tinh thần làm việc trách nhiệm cực kỳ cao đồng thời luôn cố gắng lấy khách hàng là tiêu chí ưu tiên hàng đầu.

Hình ảnh: Xưởng sản xuất nội thất XTOP – Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.

Ngoài ra, TOPDESIGN còn có một xưởng sản xuất riêng để tạo ra những sản phẩm nội thất chất lượng để trang trí cho văn phòng của bạn thêm đẹp mắt hơn.

Cuối cùng, khách hàng có thể ghé thăm các showroom nơi bày trí nội thất của công ty để bạn có thể ngắm nhìn chúng nhằm có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm.

Xem thêm: Về TOPDESIGN

Xem thêm: báo giá thiết kế nội thất văn phòng

Đăng ký nhận báo giá cho dự án của bạn::

NHẬN BÁO GIÁ CHI TIẾT

Xem thêm các dịch vụ tại TOPDESIGN:

6.2. Thông tin liên hệ TOPDESIGN

Trên đây, TOPDESIGN đã đưa tới một giải pháp thiết kế văn phòng kết hợp khu vực nhà máy sản xuất  sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho những nhân viên làm việc nhằm giúp họ làm việc tốt hơn cũng như tối ưu được nhiều tiện ích không gian.

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thi công nội thất của mình thì có thể liên hệ ngay với TOPDESIGN theo thông tin bên dưới để nhận được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn nhé.

  • VPCT: Số 30, BT4-3 KĐT Vinaconex 3 – Trung Văn, đường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • VPCT: 606, tầng 6, Tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội, 237 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
    – Nhà xưởng sản xuất XTOP : Đồng Nhân, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.
    – Showroom 01 (Boss Casa) : Shophouse ML6-33 Vinhomes Green Bay, Lương Thế Vinh, Hà Nội.
    – Showroom 02 (Christopher Guy Style) : Số 14 Ngõ 180 , Đường Tây Mỗ , Nam Từ Liêm , Hà Nội.
    – Google Map: https://topdesign-interior.business.site/
    – Pinterest: https://www.pinterest.com/noithattopdesign/

Xem thêm các dự án thiết kế thi công văn phòng tại TOPDESIGN:

Tham khảo thêm các dự án thiết kế thi công văn phòng khác:

VĂN PHÒNG

Và chuyên mục kinh nghiệm, kiến thức thiết kế văn phòng: https://topdesign.com.vn/tin-tuc/goc-chia-se/van-phong/

Click để nhận báo giá dịch vụ thiết kế và thi công nội thất ...